SẢN PHẨM MAMISU VINH DỰ ĐẠT CHỨNG NHẬN OCOP 3 SAO CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

OCOP là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “One Commune One Product”

Tiếng Việt: Mỗi xã một sản phẩm

Cơ quan ban hành: Thủ tướng chính phủ

Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trong phạm vi toàn quốc

Lựa chọn đơn vị xã vì:

– Gắn với “xã nông thôn mới” trong chương trình xây dựng nông thôn mới

– Gắn với hệ thống chính quyền cấp xã là cấp thực hiện trực tiếp

Khái niệm “mỗi xã một sản phẩm” là vì:

– Xã: một xã hoặc nhiều xã, liền xã, liền huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm. Khuyến khích thực hiện ở các khu vực đô thị (phường, thị trấn)

– Sản phẩm: Sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tìm hiểu về OCOP

 

Logo của chương trình OCOP

Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững

Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

Logo chương trình OCOP

Các chủ thể của chương trình

– Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh

– Đối với nhóm sản phẩm du lịch công đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương

Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP?

Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:

(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác

(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn

(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác

(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi

(5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.

(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

1. Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

– Công tác đánh giá cấp huyện

– Công tác đánh giá cấp tỉnh

– Công tác đánh giá tại cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

>> Mời bạn xem thêm chia sẻ: chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP

2. Chu trình OCOP quốc gia thường niên

Quy trình OCOP quốc gia

Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP

Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm:

– Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm,

– Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu

– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)

– Sản phẩm mẫu

Tham gia và đạt tiêu chuẩn OCOP đem lại lợi ích gì?

Thực hiện thành công chương trình OCOP mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ vậy, những địa phương, đơn vị sản xuất tham gia nếu đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ có rất nhiều thuận lợi.

Đối với người sản xuất

Nếu thực hiện thành công chương trình, người dân sẽ có công ăn việc làm. Khi thu nhập được cải thiện, mức sống của người dân tại vùng nông thôn cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hướng tới nền kinh tế thị trường.

Thực hiện thành công chương trình đem lại uy tín về sản phẩm và thương hiệu hợp tác xã

Thực hiện thành công chương trình đem lại uy tín về sản phẩm và thương hiệu hợp tác xã

Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội

Tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống. Không chỉ vậy, những mặt hàng này còn có cơ hội để vươn ra thị trường lớn, xuất hiện tên “kệ sản phẩm” của những thị trường nước ngoài. Điều này sẽ giúp tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn.

Mỗi xã, phường một sản phẩm, cơ hội việc làm của người dân vùng nông thôn cũng tăng lên. Từ đó làm giảm lượng người từ nông thôn đổ ra thành thị kiếm việc. Thêm vào đó, chương trình còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Tại sao sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được chú trọng?

So với các sản phẩm thuộc lĩnh vực chứng nhận khác thì những sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được chú trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chuộng những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận VietGap hay ISO 22000:2018. Có thể kể tới những lý do khiến sản phẩm đạt tiêu chuẩn này được chú trọng như sau:

- Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,.... Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau, từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.

- Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO,...

- Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh.

- Sản phẩm OCOP được đầu tư, chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm.

- Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm từ 4 sao sẽ do cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng.

- Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện được sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn OCOP. Có thể thấy, nếu thực hiện thành công chương trình thì không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà đời sống của người dân cũng được cải thiện. Sản phẩm Việt muốn vươn mình ra biển lớn cần đạt được những giấy chứng nhận quan trọng. Nỗ lực vì tương lai, chú trọng vào các quá trình để có được sản phẩm tốt nhất.

Tin nổi bật

Tin khác